5 điều kiêng kỵ: Tuyệt đối không nói khi nghỉ việc

Nghiên cứu từ Gallup chỉ ra rằng có những điều nên tránh nói khi bạn quyết định rời bỏ công việc hiện tại. Những chia sẻ tưởng chừng vô hại có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng và cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.

Ảnh minh họa: Pexels
Ảnh đẹp miễn phí từ Pexels (Ảnh minh họa). Ảnh: Internet

Một trong những điều tối kỵ là tuyên bố “Tôi nghỉ việc vì không thích sếp.” Dù bạn có thể cảm thấy thành thật, các chuyên gia khuyên rằng phát ngôn này không chỉ phản ánh không tốt về người quản lý mà còn về chính bạn. Nghiên cứu trên Tạp chí Tâm lý học Ứng dụng Mỹ cho thấy việc phàn nàn về quản lý khi nghỉ việc dễ khiến người khác đánh giá bạn là người khó hợp tác, dễ bị kích động hoặc thiếu chuyên nghiệp trong giải quyết xung đột.

Thay vì tạo ra những ấn tượng tiêu cực, việc rút lui một cách lịch sự sẽ giúp bảo vệ danh tiếng nghề nghiệp của bạn. Những hành vi tiêu cực hoặc đối đầu trong quá trình từ chức có thể gây ra hậu quả lâu dài, làm suy yếu các mối quan hệ và giảm cơ hội trong tương lai, đặc biệt trong các ngành mà danh tiếng lan truyền nhanh chóng. Thậm chí, bạn có thể bị đánh giá thấp về chỉ số EQ (trí tuệ cảm xúc).

Một câu nói khác nên tránh là “Tôi chịu hết nổi rồi.” Các nghiên cứu trên Tạp chí Hành vi Tổ chức và Tạp chí Hành vi Nghề nghiệp Mỹ cho thấy nhà tuyển dụng đánh giá cao khả năng điều chỉnh cảm xúc và phục hồi. Việc thể hiện rằng bạn đã đạt đến giới hạn chịu đựng có thể khiến bạn bị coi là phản ứng thái quá hoặc không chịu được áp lực, những dấu hiệu đáng lo ngại trong hầu hết các ngành nghề. Để thể hiện năng lực và sự ổn định về tinh thần, bạn nên trả lời một cách bình tĩnh rằng “Tôi làm điều này vì chuyện cá nhân.”

Cũng không nên nói “Chỗ mới tốt hơn nhiều.” Theo các chuyên gia, cách diễn đạt này là không khôn ngoan. Việc nói bạn nghỉ việc chỉ vì một công ty khác hấp dẫn hơn có thể khiến bạn bị đánh giá là không trung thành hoặc cơ hội, dễ bị dụ dỗ và có thể rời bỏ công việc mới nhanh chóng. Thay vào đó, hãy nói đơn giản “Tôi sẽ cố gắng hết sức trong môi trường mới.”

Việc thông báo “Tôi sẽ nghỉ ngay ngày mai” cũng là một sai lầm lớn. Nghiên cứu từ Tạp chí Tâm lý Ứng dụng và hướng dẫn của Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực Mỹ (SHRM) cho thấy việc từ chức đột ngột mà không báo trước sẽ làm gián đoạn quy trình làm việc và các mối quan hệ. Hầu hết các nhà tuyển dụng đều yêu cầu thông báo trước ít nhất hai tuần để có thời gian lập kế hoạch chuyển đổi và duy trì sự ổn định hoạt động. Thay vì thông báo nghỉ ngay lập tức, hãy chân thành và dành thời gian thông báo cho mọi người. Một câu đơn giản như “Tôi sẽ chuẩn bị cho việc bàn giao” có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong ấn tượng của bạn.

Cuối cùng, tránh nói “Tôi không chắc có nên nghỉ không?” Dù có vẻ vô hại, việc bày tỏ sự nghi ngờ về quyết định của mình, đặc biệt là với đồng nghiệp hoặc quản lý, có thể phản tác dụng. Nó báo hiệu sự thiếu quyết đoán và thiếu rõ ràng trong công việc. Nghiên cứu về “sự gắn kết công việc” cho thấy sự không chắc chắn về vai trò của một người có thể gây ra sự thiếu gắn kết cho cả người đó và nhóm của họ. Thậm chí, việc tình cờ đề cập đến ý định nghỉ việc cũng có thể khiến bạn bị loại khỏi các dự án quan trọng hoặc bị bỏ qua trong quá trình thăng tiến.

Theo Harvard Business Review, những nhân viên nghỉ việc một cách nhẹ nhàng có nhiều khả năng được tuyển dụng lại hơn. Do đó, hãy cân nhắc kỹ lưỡng những gì bạn nói khi rời bỏ công việc để bảo vệ danh tiếng và mở ra những cơ hội tốt đẹp hơn trong tương lai.

Admin


Nguồn: VnExpress

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *