Để gây ấn tượng với hội đồng tuyển sinh các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ, đặc biệt là nhóm Ivy League danh tiếng, học sinh cần thể hiện nhiều hơn là thành tích học tập xuất sắc. Theo các chuyên gia giáo dục từ American Study, những trường này tìm kiếm ở ứng viên tiềm năng các phẩm chất nổi bật như khả năng lãnh đạo, tinh thần cống hiến cộng đồng, bản sắc cá nhân độc đáo, và sự chủ động khám phá những thử thách mới.
Trong quá trình xét tuyển khắt khe, bài luận đóng vai trò then chốt, là cơ hội duy nhất để học sinh “trò chuyện” trực tiếp với hội đồng tuyển sinh. Thông qua bài luận, ứng viên có thể chia sẻ những trải nghiệm đáng nhớ, hành trình trưởng thành ý nghĩa, hoặc những góc nhìn độc đáo về thế giới xung quanh, đủ sâu sắc và chân thật để thu hút sự chú ý của người đọc.
Cô Ece Hakim, cử nhân Đại học Harvard và giảng viên cao cấp tại American Study, nhấn mạnh: “Trong số hàng ngàn hồ sơ với điểm số và thành tích tương đương, bài luận là cơ hội vàng để học sinh tạo sự khác biệt. Sự khác biệt không đến từ thành tích khô khan, mà từ những câu chuyện, suy nghĩ sâu sắc và cách các em nhìn nhận thế giới muôn màu”.
Tuy nhiên, cô Hakim cũng lưu ý rằng nhiều học sinh có quan niệm sai lầm rằng một bài luận cảm động đơn thuần là đủ để gây ấn tượng. Trên thực tế, một bài luận xuất sắc, chạm đến trái tim của hội đồng tuyển sinh, cần hội tụ nhiều yếu tố quan trọng.

Tính kết nối là yếu tố đầu tiên cần xem xét. Học sinh nên dành thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng về trường đại học mà mình mơ ước, tìm hiểu sâu về triết lý giáo dục, giá trị cốt lõi và môi trường học thuật đặc trưng. Điều này sẽ giúp các em viết một bài luận thể hiện sự kết nối sâu sắc với ngôi trường mục tiêu.
Tiến sĩ Ian Read từ Đại học Stanford cũng đồng tình, nhấn mạnh rằng một bài luận chỉ thực sự thuyết phục khi học sinh hiểu rõ đối tượng người đọc. Việc nắm bắt giá trị và triết lý đào tạo của trường sẽ giúp từng câu chữ trong bài luận trở nên phù hợp và ý nghĩa hơn.

Một yếu tố quan trọng khác là thông điệp rõ ràng. Trước khi bắt tay vào viết, học sinh cần xác định rõ thông điệp mà mình muốn truyền tải đến hội đồng tuyển sinh. Mỗi bài luận nên tập trung vào một thông điệp cụ thể, thể hiện quá trình tự nhìn nhận bản thân và trưởng thành từ những trải nghiệm.
Cô Sandra Bazzarelli, cựu sinh viên Đại học Columbia, chia sẻ: “Điều khiến hội đồng tuyển sinh thực sự quan tâm là cách học sinh nhìn nhận chính mình, khám phá những yếu tố đã định hình tư duy, niềm tin và giá trị cá nhân của các em”.
Cấu trúc rõ ràng cũng là một yếu tố không thể bỏ qua. Các giáo viên tại American Study khuyên rằng học sinh nên bắt đầu bài luận bằng một trải nghiệm cụ thể, sau đó mở rộng sang quá trình suy ngẫm và phát triển tư duy. Kỹ năng kể chuyện hấp dẫn sẽ giúp người đọc cảm nhận được sự trưởng thành thực sự của ứng viên.
“Kể chuyện (storytelling) là một kỹ năng cốt lõi. Học sinh cần cho thấy mình đã suy nghĩ như thế nào, thay đổi ra sao để thể hiện sự trưởng thành, giúp hội đồng tuyển sinh nhìn thấy con người thật của mình, điều mà bảng điểm không thể diễn tả được”, cô Ece Hakim nhấn mạnh.
Giọng văn cá nhân cũng là một yếu tố quan trọng. Câu chuyện cần được kể bằng giọng văn riêng của học sinh, một cách gần gũi, chân thật, với những hình ảnh cụ thể và cảm xúc rõ nét. Điều này sẽ giúp hội đồng tuyển sinh có thể cảm nhận được con người thật của ứng viên.
Theo Tiến sĩ Shahrazad A. Shareef, giảng viên tại American Study và là cựu sinh viên Đại học Duke, một bài luận hay không đến từ việc sử dụng những từ ngữ hoa mỹ nhất, mà đến từ việc sử dụng đúng giọng nói của chính mình.
“Hội đồng tuyển sinh có thể dễ dàng nhận ra đâu là bài viết thật, đâu là bài sao chép hoặc được tạo ra bởi AI. Học sinh cần viết luận bằng chính giọng văn cá nhân một cách chân thực. Đó là điều không thể sao chép được”, cô Shareef khẳng định.
Cuối cùng, việc chỉnh sửa và hoàn thiện bài luận với sự hướng dẫn của các cố vấn giàu kinh nghiệm là vô cùng quan trọng. Các giáo viên tại American Study cho rằng một bài luận chỉ thực sự đạt chất lượng tối ưu khi được chỉnh sửa bởi những người có chuyên môn. Học sinh thường khó tự nhận ra những điểm yếu trong bài viết của mình vì quá tập trung vào câu chuyện cá nhân. Một số em có thể chọn đề tài quá rộng, dẫn đến nội dung lan man, thiếu trọng tâm; hoặc chỉ đơn thuần kể lại sự việc mà không phân tích sâu sắc, khiến bài viết thiếu chiều sâu.
Do đó, việc trao đổi với cố vấn có thể giúp học sinh nhận ra những chi tiết còn mơ hồ, những thông điệp chưa rõ ràng, hoặc giọng văn thiếu tính cá nhân – những yếu tố thường khó phát hiện khi tự viết.
Cô Pamela McGowen, cựu sinh viên Đại học Princeton, nhận xét: “Nếu không chỉnh sửa, bài luận khó có thể đạt được chất lượng tối ưu. Học sinh đôi khi có những ý tưởng hay, nhưng lại viết lan man, không rõ trọng tâm”.
Phạm Nhật Quang, một học viên của American Study, người đã trúng tuyển vào Đại học Johns Hopkins với học bổng trị giá 6,5 tỷ đồng, chia sẻ rằng sự hỗ trợ tận tâm từ thầy Dan, giáo viên tại American Study và là cựu sinh viên Đại học Southern California, đã giúp em chỉnh sửa bài luận nhiều lần, góp phần quan trọng vào thành công của em.
“Nhờ những góp ý quý báu của thầy Dan, em đã viết được một bài luận thể hiện được bản sắc cá nhân, niềm đam mê với sinh học, và chinh phục được hội đồng tuyển sinh của trường đại học Mỹ”, Nhật Quang chia sẻ.
Tại American Study, học sinh không chỉ được học cách viết luận, mà còn được khai phá bản thân, xây dựng tư duy phản biện và phát triển giọng văn cá nhân. Đây là những yếu tố then chốt giúp hồ sơ của các em trở nên nổi bật trong mắt hội đồng tuyển sinh Mỹ.
Đội ngũ cố vấn và giáo viên tại American Study đều là những cựu sinh viên xuất sắc của các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ như Harvard, Stanford, Princeton, Columbia, Yale, Duke,… Họ trực tiếp đồng hành cùng học sinh trong suốt hành trình từ việc lên ý tưởng đến hoàn thiện một bài luận sắc nét, mang đậm dấu ấn cá nhân. Mỗi bài luận không chỉ đáp ứng các yêu cầu tuyển sinh khắt khe, mà còn thể hiện rõ con người thật và hành trình trưởng thành của mỗi bạn trẻ.
Admin
Nguồn: VnExpress