Ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ về nhu cầu nhân lực, dự kiến đạt mức hai chữ số hàng năm trong giai đoạn 2025-2035, theo IC Insights. Tại Việt Nam, ngành này được xác định là một lĩnh vực công nghiệp chiến lược, thu hút đầu tư lớn từ các tập đoàn hàng đầu như Intel, Samsung, Amkor và Hana Micron, dẫn đến nhu cầu tuyển dụng hàng nghìn kỹ sư mỗi năm.

Ước tính trong 5 năm tới, Việt Nam cần khoảng 20.000 kỹ sư trong lĩnh vực vi mạch và bán dẫn. Con số này dự kiến tăng lên 50.000 trong vòng 10 năm. Tuy nhiên, nguồn cung nhân lực hiện tại chỉ đáp ứng được khoảng 5.000 người, tương đương 20% nhu cầu thực tế của thị trường.
Mức thu nhập của kỹ sư ngành vi mạch – bán dẫn sau khi tốt nghiệp được khảo sát cho thấy khá hấp dẫn, dao động từ 215 đến 500 triệu đồng mỗi năm. Đặc biệt, những kỹ sư giỏi và giàu kinh nghiệm có thể đạt mức lương vượt quá 1,3 tỷ đồng mỗi năm.

Nắm bắt cơ hội này, Đại học Đại Nam (DNU) đã chính thức mở ngành đào tạo Công nghệ bán dẫn từ năm học 2024 – 2025. Trường tận dụng lợi thế từ các chương trình liên kết đào tạo linh hoạt, chính sách học bổng đa dạng và sự hỗ trợ chuyên môn từ các chuyên gia đến từ các trường công nghệ và doanh nghiệp lớn của Đài Loan (Trung Quốc).
Đến năm học 2025–2026, Đại học Đại Nam dự kiến mở rộng chỉ tiêu tuyển sinh và tăng cường hợp tác quốc tế, với mục tiêu đào tạo ra thế hệ kỹ sư đạt chuẩn toàn cầu, sẵn sàng tham gia vào chuỗi cung ứng công nghệ cao toàn cầu.

Chương trình đào tạo của Đại học Đại Nam nổi bật với môi trường học tập quốc tế ngay tại Việt Nam, giúp sinh viên tiếp cận kiến thức hiện đại và chương trình giảng dạy được cập nhật liên tục. Đội ngũ giảng viên bao gồm cả giảng viên Việt Nam và Đài Loan, mang đến cho sinh viên những góc nhìn đa chiều và phong phú.
Sinh viên tốt nghiệp sẽ được cấp bằng quốc tế có giá trị trên toàn cầu, mở ra cơ hội thực tập tại các tập đoàn công nghệ hàng đầu với mức thu nhập lên đến 1.000 USD mỗi tháng. Bên cạnh đó, sinh viên còn nhận được sự hỗ trợ về học phí và các chương trình học bổng từ các trường đối tác và Chính phủ Đài Loan.
Để phục vụ cho chiến lược phát triển ngành bán dẫn, Đại học Đại Nam đã thành lập Trung tâm chuyển giao Công nghệ Bán dẫn. Trung tâm này được trang bị hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại, mô phỏng quy trình thiết kế, chế tạo vi mạch và kiểm thử sản phẩm bán dẫn.
Tại đây, sinh viên có cơ hội tiếp cận các thiết bị đạt chuẩn quốc tế và thực hành các học phần chuyên sâu như thiết kế hệ thống số, thiết kế vi mạch tích hợp, lập trình máy tính và logic số, mạch điện tử tương tự và số, thiết kế bảng mạch điện tử, vật lý và linh kiện bán dẫn.

Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội tham gia vào các đề tài nghiên cứu và dự án chuyển giao công nghệ cùng với giảng viên và chuyên gia trong và ngoài nước. Mô hình đào tạo kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành giúp sinh viên sẵn sàng gia nhập thị trường lao động ngay sau khi tốt nghiệp.
Đại diện Đại học Đại Nam cho biết, trong năm học 2025, trường sẽ ưu tiên tuyển sinh các thí sinh có định hướng nghề nghiệp rõ ràng trong lĩnh vực công nghệ cao, có tư duy đổi mới và năng lực ngoại ngữ tốt. Bên cạnh chương trình đào tạo, sinh viên còn được đồng hành cùng mạng lưới doanh nghiệp hợp tác rộng khắp, được hỗ trợ thực tập, tuyển dụng và định hướng nghề nghiệp ngay từ năm thứ hai.
Với mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất bán dẫn mới của châu Á, Việt Nam đang tạo ra nhiều tiềm năng phát triển trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn, đặc biệt là khi có các chính sách thu hút đầu tư mạnh mẽ. Chương trình đào tạo bài bản, bằng cấp quốc tế và sự liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp của Đại học Đại Nam được kỳ vọng sẽ đóng góp vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của ngành công nghiệp bán dẫn.
Admin
Nguồn: VnExpress