Tại TP.HCM, Nguyễn Huy, 23 tuổi, một nhà thiết kế tự do, đã tìm đến giải pháp vay tiền mặt qua ứng dụng SHBFinance để trang bị một chiếc máy tính mới trị giá gần 30 triệu đồng phục vụ công việc. Anh cho biết, thủ tục vay trực tuyến nhanh chóng, không cần thế chấp, cùng việc xét duyệt và giải ngân trong ngày đã giúp anh chủ động thực hiện kế hoạch mà không gặp áp lực tài chính lớn, với mức thanh toán hàng tháng khoảng 2,7 triệu đồng.
Tương tự, Ngọc Trâm, 26 tuổi, nhân viên marketing tại Hà Nội, đã quyết định vay 15 triệu đồng từ SHBFinance để đầu tư vào khóa học tiếng Anh kéo dài 6 tháng. Cô chia sẻ rằng đây là một quyết định sáng suốt, giúp cô được thăng chức và tăng thu nhập sau khi hoàn thành khóa học, với mức trả góp hàng tháng 1,4 triệu đồng trong 12 tháng.
Theo các chuyên gia từ SHBFinance, có ba lý do chính thúc đẩy giới trẻ ngày nay chủ động tiếp cận các giải pháp tài chính linh hoạt. Thứ nhất, nhiều người trẻ làm việc tự do hoặc khởi nghiệp thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận các kênh vay truyền thống do thu nhập không ổn định, chưa có lịch sử tín dụng hoặc tài sản đảm bảo. Thứ hai, tư duy tiêu dùng của thế hệ trẻ đã thay đổi, họ xem vay tiêu dùng là một công cụ hỗ trợ hợp lý nếu khoản vay nằm trong khả năng chi trả và phục vụ mục tiêu rõ ràng. Thứ ba, người trẻ có xu hướng ưu tiên đầu tư vào bản thân, từ việc mua sắm thiết bị làm việc đến tham gia các khóa học.
Cùng với sự thay đổi trong tư duy tiêu dùng, thói quen tiếp cận dịch vụ tài chính của người trẻ cũng có nhiều khác biệt. Theo chia sẻ của Huy và Trâm, yếu tố “nhanh – gọn – thuận tiện” là ưu tiên hàng đầu. Thay vì đến phòng giao dịch, họ có xu hướng thực hiện mọi thao tác qua thiết bị di động, từ đăng ký, tra cứu khoản vay, theo dõi lịch trả nợ đến quản lý hợp đồng.
Báo cáo năm 2024 của Cathay United Bank cũng ghi nhận xu hướng này, cho thấy nhóm khách hàng dưới 35 tuổi, đặc biệt là thế hệ Z, chiếm tỷ trọng lớn trong việc sử dụng dịch vụ tài chính số nhờ sự am hiểu công nghệ và thói quen tiêu dùng linh hoạt.
Trước xu hướng đó, các tổ chức tài chính như SHBFinance đã đầu tư mạnh vào nền tảng số, đồng thời cá nhân hóa sản phẩm dựa trên hành vi tiêu dùng để tiếp cận nhóm khách hàng trẻ tuổi. SHBFinance cũng triển khai kênh hỗ trợ 24/7 và nâng cấp trải nghiệm số hóa toàn trình, từ eKYC đến ký hợp đồng, tra cứu khoản vay và nhắc nợ qua ứng dụng.

Mới đây, SHBFinance còn triển khai một số gói vay ưu đãi dành cho khách hàng có lịch sử tín dụng tốt, thu nhập ổn định hoặc trả nợ đúng hạn với lãi suất từ 1,37% một tháng, hạn mức tối đa 100 triệu đồng, thủ tục đơn giản và giải ngân nhanh. Chính sách này giúp người vay tiết kiệm chi phí và khuyến khích hành vi tài chính có trách nhiệm.
Ngoài việc cho vay, SHBFinance còn tích hợp nhiều tiện ích hỗ trợ người dùng trẻ như bảo hiểm khoản vay, thông báo lịch trả, nhắc nợ qua ứng dụng và công cụ theo dõi kế hoạch tài chính hàng tháng.

Theo đại diện SHBFinance, trong năm 2024, tỷ lệ khách hàng dưới 35 tuổi tại doanh nghiệp này tăng đáng kể, chiếm phần lớn trong nhóm vay lần đầu, với các khoản vay phổ biến nhất phục vụ học tập, mua sắm thiết bị làm việc và tiêu dùng thiết yếu. SHBFinance đặt mục tiêu phổ cập tài chính đến các nhóm chưa từng vay ngân hàng, đặc biệt là người trẻ ở đô thị và nông thôn.
Bà Olena Khlon, Tổng giám đốc SHBFinance, nhận định tài chính linh hoạt đang dần trở thành “chuẩn mực mới” trong hành vi tiêu dùng của người trẻ. Bà hy vọng rằng, với sự đồng hành của các tổ chức tài chính như SHBFinance, việc vay tiêu dùng sẽ trở thành công cụ giúp thế hệ trẻ chủ động hơn trong cuộc sống và tự tin đầu tư cho chính mình.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến nghị rằng tài chính linh hoạt sẽ là công cụ hữu ích nếu người trẻ có kế hoạch trả nợ rõ ràng và sử dụng đúng mục đích, đồng thời cần đánh giá khả năng tài chính của bản thân, tránh vay vượt quá sức chi trả. Để hạn chế rủi ro, chỉ nên vay trong phạm vi không quá 30% thu nhập hàng tháng, ưu tiên các khoản chi phục vụ học tập, công việc hoặc nâng cao kỹ năng, và lựa chọn đơn vị cho vay uy tín, quy trình minh bạch.
Admin
Nguồn: VnExpress