Dầu gió, kem dưỡng ẩm giả trà trộn bệnh viện: Cảnh báo!

Sở Y tế TP.HCM vừa ban hành văn bản yêu cầu các bệnh viện, cơ sở kinh doanh dược phẩm và khám chữa bệnh trên địa bàn tăng cường rà soát các sản phẩm đang kinh doanh và sử dụng, nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng và ngăn chặn kịp thời các sản phẩm giả, kém chất lượng lưu thông trên thị trường.

Theo đó, các bệnh viện có trách nhiệm kiểm tra danh mục sản phẩm đang kinh doanh, sử dụng trong khuôn viên, bao gồm cả các nhà thuốc và cơ sở kinh doanh khác, để đảm bảo không kinh doanh, sử dụng hàng giả hoặc hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Việc mua sắm phải tuân thủ các quy định hiện hành, đảm bảo hàng hóa được phép lưu hành và được cung cấp bởi các cơ sở kinh doanh hợp pháp, có đầy đủ hóa đơn, chứng từ.

Một số sản phẩm dầu gió do công ty làm giả. Ảnh: Công an cung cấp
Dầu gió giả: Cảnh báo từ công an!. Ảnh: Internet

Các cơ sở kinh doanh dược phẩm và khám chữa bệnh khác cũng được yêu cầu thực hiện kiểm tra tương tự đối với các sản phẩm đang kinh doanh và sử dụng. Nếu phát hiện bất kỳ sản phẩm nào có dấu hiệu nghi ngờ bất thường, chưa được phép lưu hành hoặc không đạt chất lượng, các cơ sở này phải cung cấp thông tin ngay cho UBND 168 phường, xã, đặc khu và các cơ quan quản lý có liên quan.

Sở Y tế cũng khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác, trở thành “người tiêu dùng thông thái”, và chung tay với các cơ quan quản lý nhà nước trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại. Người dân không nên tiếp cận các loại thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe không rõ nguồn gốc trên thị trường.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh Công an TP.HCM vừa triệt phá một đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả quy mô lớn. Ngày 1/7, Võ Thành Tâm và vợ là Ngô Ánh Hồng (Giám đốc Công ty TNHH mỹ phẩm Mỹ Trinh) cùng 15 đối tượng khác đã bị bắt tạm giam về hành vi “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”. Đường dây này đã tổ chức sản xuất trái phép khoảng 70.000 chai dầu gió Eagle Brand Medicated Oil giả của Singapore, cùng hàng nghìn sản phẩm giả mạo khác như kem dưỡng ẩm Thái Lan, dầu ông già Thái Lan, dầu lăn Hàn Quốc…

Tại cơ quan điều tra, vợ chồng Tâm khai nhận đã bắt đầu hoạt động sản xuất hàng giả từ năm 2022. Họ mua các nguyên liệu, bao bì, tem mác, chai lọ trôi nổi trên thị trường về pha chế dầu gió, mỹ phẩm, đóng gói và đưa ra thị trường tiêu thụ. Cơ quan điều tra ước tính tổng số sản phẩm hàng giả mà đường dây này đã tiêu thụ lên đến 70.000 chai, với giá trị tương đương hàng thật hơn 6 tỷ đồng.

Admin


Nguồn: VnExpress

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *