‘Các ngân hàng đầu tư lớn cho công nghệ nhưng thiếu người vận hành’

Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, ngành ngân hàng đang đối mặt với bài toán nhân sự vừa thừa vừa thiếu, đòi hỏi những giải pháp đồng bộ từ đào tạo đến chính sách.

Ông Lưu Danh Đức, Phó Tổng giám đốc LPBank, phát biểu tại diễn đàn ngày 16/7. Ảnh: BTC.
Ông Lưu Danh Đức (LPBank) phát biểu tại diễn đàn ngày 16/7. Ảnh: Internet

LPBank là một ví dụ điển hình cho sự biến động nhân sự trong quý đầu năm, khi nhà băng này giảm hơn 1.600 nhân viên, thu hẹp quy mô xuống còn 9.570 người. Dù vậy, sau cắt giảm, thu nhập bình quân của nhân viên lại tăng từ 22,8 triệu đồng lên 24,6 triệu đồng một tháng.

Tuy nhiên, theo ông Lưu Danh Đức, Phó tổng giám đốc kiêm giám đốc công nghệ thông tin LPBank, khó khăn lớn nhất của ngành hiện nay là “khát” nhân sự giỏi cả tài chính lẫn công nghệ. Tại Diễn đàn Nhân lực ngành ngân hàng trước làn sóng công nghệ ngày 16/7, ông Đức nhấn mạnh vai trò then chốt của con người trong quá trình chuyển đổi số, đồng thời chỉ ra sự thiếu hụt nguồn lao động đáp ứng được yêu cầu này.

Ông Đức cho biết, số lượng sinh viên tốt nghiệp các ngành kinh tế rất lớn, nhưng lại hạn chế về chiều sâu công nghệ, gây khó khăn cho việc tuyển dụng. Bên cạnh đó, quy trình tuyển dụng vội vàng, thiếu kiểm tra kỹ năng cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu nhân lực chất lượng.

Thách thức lớn nhất, theo ông Đức, là giữ chân nhân tài, đặc biệt là các lãnh đạo cấp cao. Chi phí đầu tư lớn cho chuyển đổi số và công nghệ thông tin tạo ra sự phức tạp nội bộ, trong khi nhiều nhân tài lại không có cơ hội thể hiện cá tính. Việc ngân hàng liên tục ra mắt sản phẩm mới với tốc độ nhanh chóng có thể làm giảm sự sáng tạo của họ.

Bà Ngô Lan, Giám đốc Navigos Research miền Bắc, cũng đồng tình rằng ngành ngân hàng đang thiếu nhân sự chất lượng cao. Dù nhiều ngân hàng cắt giảm nhân sự, nhu cầu tuyển dụng vẫn cao ở các mảng kinh doanh bán hàng, tiếp thị và công nghệ, nhưng nguồn cung lại rất hạn chế. Các ngân hàng đã tìm đến sinh viên từ các trường đại học như Đại học FPT, Đại học Bách khoa, hoặc các trường đại học nước ngoài, nhưng những người làm công nghệ lại thiếu kiến thức về kinh doanh.

Phó giáo sư - tiến sĩ Phạm Thị Hoàng Anh, Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng, chia sẻ tại diễn đàn ngày 16/7. Ảnh: BTC.
PGS. TS. Phạm Thị Hoàng Anh (Học viện Ngân hàng) chia sẻ tại diễn đàn 16/7. Ảnh: Internet

Trước thực trạng này, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho rằng các trường đại học cần thay đổi chương trình đào tạo để phù hợp với thực tiễn. Ông nhấn mạnh sinh viên mới ra trường muốn làm việc trong ngân hàng cần có kiến thức về an ninh bảo mật, công nghệ, hệ thống số, cũng như kỹ năng về trí tuệ nhân tạo. Nhân viên IT trong ngân hàng cũng cần trang bị kiến thức mới về các nền tảng như blockchain và trí tuệ nhân tạo.

Thứ trưởng Bùi Thế Duy nhấn mạnh, công nghệ luôn thay đổi nhanh chóng, do đó việc đào tạo nhân lực công nghệ phải được thực hiện liên tục.

Để giải quyết bài toán nhân sự, Phó giáo sư – tiến sĩ Phạm Thị Hoàng Anh, Phó giám đốc Học viện Ngân hàng, cho biết trường đã có những thay đổi trong chương trình đào tạo. Học viện không chỉ giảng dạy cho sinh viên mà còn cung cấp các khóa học ngắn hạn về công nghệ cho nhân viên ngân hàng, góp phần vào quá trình chuyển đổi số. Bà đề xuất các cơ quan quản lý ban hành khung năng lực số theo vị trí công tác, đồng thời tăng cường hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước, các cơ sở đào tạo và các tổ chức tài chính.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy phát biểu tại diễn đàn ngày 16/7. Ảnh: BTC.
Thứ trưởng Bùi Thế Duy phát biểu tại diễn đàn Khoa học và Công nghệ ngày 16/7. Ảnh: Internet

Học viện Ngân hàng cũng mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước để nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn và tạo cơ hội cho sinh viên tham gia thực tiễn.

PGS. TS. Đặng Ngọc Đức, Viện trưởng Viện Công nghệ Tài chính, trường Đại học Đại Nam, kiến nghị Nhà nước có chính sách ưu tiên cho việc đào tạo nhân lực ngành Fintech, ví dụ như cấp học bổng 100% cho sinh viên theo học ngành này. Ông cũng đề xuất bỏ bớt các thủ tục hành chính rườm rà, đồng thời cho rằng việc đào tạo song bằng có thể giải quyết được vấn đề số lượng và chất lượng nhân lực mà không gây ra chi phí tuyển dụng mới.

Admin


Nguồn: VnExpress

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *