Đức ra điều kiện để viện trợ thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Đức đang tìm kiếm các giải pháp thay thế trước khi chuyển giao hai hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius tuyên bố hôm 22/7. Theo ông, việc này nhằm đảm bảo khả năng tác chiến và huấn luyện của quân đội Đức không bị ảnh hưởng.

Ông Pistorius nhấn mạnh, nếu không có các hệ thống Patriot thay thế, lực lượng vũ trang Đức có thể mất đi năng lực đào tạo trong vòng 1-2 năm. Vì vậy, Đức đang tìm kiếm quốc gia châu Âu nào có hệ thống Patriot có thể chuyển giao cho Ukraine. Ông nói thêm, điều này hoàn toàn khả thi, nhưng điều kiện tiên quyết là các quốc gia sở hữu phải sẵn sàng chuyển giao để các nước khác có thể mua lại và viện trợ cho Ukraine.

Trước đó, Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store ngày 21/7 khẳng định nước này sẵn sàng chia sẻ chi phí để Đức chuyển giao hệ thống Patriot cho Ukraine, coi đây là giải pháp nhanh chóng nhất mà Oslo có thể hỗ trợ.

Thủ tướng Friedrich Merz cho biết Đức sẽ chuyển cho Ukraine hai trong số chín tổ hợp Patriot hiện có trong biên chế, và sau đó Mỹ sẽ cung cấp các hệ thống thay thế. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng việc mua các hệ thống mới vẫn chưa được thực hiện và Đức đang thảo luận với Mỹ về nguồn cung.

Được biết, Patriot là hệ thống vũ khí đắt đỏ nhất mà Mỹ và các đồng minh viện trợ cho Ukraine. Mỗi tổ hợp có giá gần 1,1 tỷ USD, bao gồm tên lửa trị giá 690 triệu USD và các thành phần khác khoảng 400 triệu USD. Các hệ thống Patriot mà Ukraine đang sử dụng được trang bị tên lửa PAC-3 MSE hiện đại nhất do Mỹ sản xuất, có tầm bắn tối đa 120 km đối với máy bay và 60 km đối với tên lửa đạn đạo.

Bệ phóng của tổ hợp Patriot tại Schleswig, Đức tháng 3/2022. Ảnh: AP
Hình ảnh bệ phóng Patriot ở Schleswig, Đức (tháng 3/2022). Ảnh: Internet

Theo truyền thông Mỹ, Ukraine hiện có ít nhất 8 tổ hợp Patriot, trong đó 6 hệ thống đang hoạt động và 2 hệ thống đang được sửa chữa. Ukraine đã nhiều lần ca ngợi hiệu quả của hệ thống Patriot, đặc biệt là khả năng đánh chặn tên lửa siêu vượt âm Kinzhal và tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M của Nga.

Tuy nhiên, gần đây, tỷ lệ đánh chặn của Patriot ở Ukraine có dấu hiệu suy giảm do tình trạng thiếu hụt tên lửa và bệ phóng, cùng với việc nhiều khẩu đội bị Nga tập kích và phá hủy. Đại tá Yuri Ignat, thư ký báo chí Bộ tư lệnh không quân Ukraine, thừa nhận rằng Nga liên tục nâng cấp tên lửa đạn đạo Iskander-M, khiến hệ thống Patriot không còn đạt được hiệu quả như mong đợi.

Admin


Nguồn: VnExpress

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *