Đau đầu, mỏi mắt: Dấu hiệu bệnh glôcôm cần biết

Tại Trung tâm Mắt Công nghệ cao, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, chị Châu được BS.CKI Cấn Ngọc Thúy thăm khám. Kết quả cho thấy, dù giác mạc không bị tổn thương, nhãn áp (áp suất bên trong mắt) của mắt phải lại lên đến 30 mmHg, cao hơn nhiều so với mức bình thường 16-20 mmHg. Các xét nghiệm chuyên sâu như soi góc tiền phòng, đáy mắt và chụp cắt lớp võng mạc (OCT) bán phần trước nhãn cầu còn cho thấy dấu hiệu tổn thương đầu dây thần kinh thị giác, một đặc trưng của glôcôm góc đóng nguyên phát.

Bác sĩ Thúy giải thích rằng, glôcôm góc đóng xảy ra khi mống mắt tiếp xúc với vùng bè, làm hẹp hoặc đóng góc tiền phòng, từ đó cản trở sự lưu thông của dịch tiền phòng.

Bác sĩ Thúy kiểm tra mắt bằng sinh hiển vi cho chị Châu. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Khám mắt với sinh hiển vi tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (Ảnh). Ảnh: Internet

Để điều trị, chị Châu được chỉ định dùng thuốc nhỏ hạ nhãn áp, kết hợp theo dõi và tái khám sau hai tuần. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khuyến cáo chị nên sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, giảm căng thẳng, tránh làm việc lâu dưới ánh sáng yếu hoặc nhìn màn hình máy tính liên tục. Chế độ ăn uống cũng cần điều chỉnh, giảm muối, hạn chế cà phê và các thức uống chứa caffeine, đồng thời tăng cường rau xanh, trái cây giàu vitamin A, C để hỗ trợ sức khỏe mắt từ bên trong.

Sau hai tuần điều trị và tuân thủ các hướng dẫn, nhãn áp của chị Châu bắt đầu ổn định, các cơn đau đầu giảm dần, thị lực cũng được cải thiện. Sau một tháng, nhãn áp đã trở về mức an toàn, các cơn đau đầu dữ dội gần như biến mất, chức năng thần kinh thị được bảo tồn và không có dấu hiệu tổn thương tiến triển thêm.

Glôcôm, hay còn gọi là cườm nước, là một bệnh lý nguy hiểm, tiến triển âm thầm và là nguyên nhân gây mù lòa phổ biến. Khác với đục thủy tinh thể có thể điều trị bằng phẫu thuật, glôcôm gây tổn thương vĩnh viễn, không hồi phục cho thần kinh thị giác. Do đó, việc phát hiện và điều trị sớm có vai trò then chốt trong việc bảo tồn thị lực. Đáng lo ngại là ở giai đoạn sớm, glôcôm thường không có biểu hiện rõ ràng. Các triệu chứng như đau đầu, mỏi mắt, giảm thị lực dễ bị nhầm lẫn với mệt mỏi thông thường hoặc các bệnh lý thần kinh khác.

Để chủ động bảo vệ đôi mắt, bác sĩ khuyến cáo những người trên 40 tuổi, có tiền sử gia đình mắc glôcôm, bị cận thị nặng, tăng huyết áp hoặc thường xuyên có các dấu hiệu nghi ngờ nên đi khám mắt định kỳ mỗi 6-12 tháng để tầm soát bệnh.

(*Tên người bệnh đã được thay đổi)

Admin


Nguồn: VnExpress

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *